Interlace (đan xen, xen kẽ) là kỹ thuật vẽ một frame trong hai lần (mỗi lần đều từ trên xuống và từ trái qua) .Lần thứ nhất vẽ các dòng quét lẻ (1,3,5…) và lần thứ hai vẽ các dòng quét chẵn (2,4,6…) để hoàn thành 1 frame. Interlace ra đời nhằm mục đích giảm tải băng thông với một độ phân giải cao nhất định do đó phù hợp với khả năng băng thông còn thấp.
Xem thêm:
3 cách đơn giản để thay đổi kích thước layer trong Photoshop
2 cách khử noise đơn giản trong photoshop
Interlace thường xuất hiện khi nào?
1.Khi lưu và xuất ảnh trong Photoshop
Phần mềm Photoshop cho phép tạo ra một bản sao của hình ảnh đã được tối ưu cho việc thiết kế đưa lên Web. Điều này có nghĩa rằng file hình ảnh sẽ có khả năng nhỏ hơn, và hình ảnh sẽ chỉ sử dụng hệ màu an toàn cho web (Web-safe colours) nếu mưới. Save for Web có thể tạo ra các định dạng ảnh GIF, JPEG, hoặc PNG.
Và Interlace thường được sử dụng trong các định dạng ảnh JPEG và GIF. Cụ thể hơn là phương pháp Dithering. Đây là hộp thoại ở dưới hộp “colour reduction method”. Dithering có nghĩa rằng thêm các mẫu hoặc bất kì điểm ảnh tạo sự xuất hiện thêm các màu bên ngoài dải màu của bảng hiện tại, cho phép bạn tạo kích thước bảng nhỏ hơn. Một trong các tùy chọn của Dithering là Interlaced.
Tùy chọn này tạo ảnh GIF đan nhau. Nếu đặt thì GIF sẽ xuất hiện dần dần từ từ theo dạng các đường thẳng hình nằm ngang và hiện dần khi tải vào trang Web, hình ảnh có thể xem hiện dần với ảnh lớn. Tất nhiên nó sẽ tăng dung lượng file.
2. Khi sử dụng nhóm công cụ Video
Trong quá trình sử dụng nhóm công cụ này, bạn sẽ bắt gặp các tùy chọn khác nhau như NTSC Color (giảm số màu cho hình ảnh để màn hình TV có thể hiển thị được) và DeInterlace. Tùy chọn này cho phép ta xóa những đường kẻ đan chéo nhau trong ảnh Video. Thao tác này được coi là rất cần thiết khi Scan những bức ảnh nhòe.
Hay nói cách khác, ta có video ở dạng Interlace, sau khi sử dụng công cụ này, video sẽ được khử Field chuyển về dạng Deinterlace và nguyên tắc hoạt động quét hình lúc này theo dạng Progressive (quét tuần tự liên tục).