Bạn có để ý rằng, hiện nay trên nhiều trang mạng xã hội đều xuất hiện cụm từ PR khá là nhiều và dày đặc. Vậy bạn có biết PR là gì? Tại sao nó lại được nhắc đến nhiều trong các biện pháp kinh doanh như vậy không? Nếu chưa biết thì hãy cùng Quảng cáo TLP đi tìm hiểu ngay bây giờ nào.
Xem thêm:
Slogan là gì? Làm thế nào để có một slogan Quảng cáo hay
Tổng hợp những câu slogan hay trong kinh doanh mà bạn nên tham khảo qua
1. PR là gì?
PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. PR đa phần được du nhập từ nước ngoài. Bản chất của nghề PR là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.
Về bản chất, quan hệ công chúng là sự ảnh hưởng, tham gia và xây dựng một mối quan hệ với các bên liên quan trên nhiều phương diện để định hình khung nhận thức của công chúng về một tổ chức nào đó.
2. PR và quảng cáo khác nhau như thế nào?
Hiện tại ở Việt Nam, PR nhiều khi được hiểu sai và họ tưởng lầm sang hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Nhưng hiểu PR là quảng cáo là hoàn toàn sai nhé! Vậy PR và quảng cáo khác nhau như nào?
- PR: là việc tìm kiếm và xây dựng phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân với, doanh nghiệp với cộng đồng. PR giúp tạo nên lợi ích cho đôi bên. PR bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như: quan hệ đoàn thể, PR nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm xã hội và xử lý khủng hoảng.
- Quảng cáo: là hình tuyên truyền, quảng bá nhằm đi tới mục tiêu chính đó là giới thiệu thông tin của sản phẩm dịch vụ, thương hiệu hay những ý tưởng, công trình nghiên cứu đến khách hàng, nhằm tạo nên hành vi, thói quen của khách hàng. Từ đó kêu gọi hành động từ phía khách hàng bằng thông điệp.
3. Vai trò của PR đối với thương hiệu
Không phải ngẫu nhiên mà PR lại được nhiều người nhắc đến như vậy. Chắc hẳn nó phải có những vai trò đặc biệt như thế nào mới được quan tâm như vậy. Cùng điểm qua một số vai trò của nó như:
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: 1 chiến lược quan hệ công chúng tốt sẽ giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh ngày càng mạnh mẽ.
- Quảng cáo giá trị thương hiệu: PR được sử dụng để gửi các thông điệp tích cực phù hợp với giá trị của thương hiệu và hình ảnh của tổ chức. Giúp xây dựng danh tiếng cho thương hiệu.
- Tăng cường quan hệ cộng đồng: Chiến lược PR được sử dụng để truyền đạt rằng thương hiệu là một phần của xã hội. Việc này càng giúp xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ giữa thương hiệu với công chúng.
4. Công việc của những người làm nghề PR phải làm
Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. Và mặc dù hiệu quả không thể sờ thấy được, việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà bạn phải đạt tới.
Một số công việc mà nhân viên PR phải làm như:
- Lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR.
- Giao tiếp với đồng nghiệp và người phát ngôn chính.
- Liên lạc với và trả lời các câu hỏi từ truyền thông, cá nhân và các tổ chức khác, thường qua điện thoại và email.
- Nghiên cứu, viết và phân phối thông cáo báo chí cho các phương tiện được nhắm mục tiêu
- Đối chiếu và phân tích phương tiện truyền thông.
- Viết và chỉnh sửa tạp chí nội bộ, nghiên cứu điển hình, bài phát biểu, bài viết và báo cáo hàng năm.
- Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất tài liệu quảng cáo công khai, tờ rơi, tờ rơi thư trực tiếp, video quảng cáo, ảnh, phim và chương trình đa phương tiện.
- Tạo ra và điều phối các cơ quan báo chí, truyền thông.
- Tổ chức các sự kiện bao gồm họp báo, triển lãm, ngày mở và các tour báo chí.
- Duy trì và cập nhật thông tin trên trang web của tổ chức.
- Quản lý và cập nhật thông tin và tương tác với người dùng trên các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook.
- Tìm nguồn cung ứng và quản lý cơ hội nói và tài trợ.
- Nghiên cứu thị trường.
- Bồi dưỡng quan hệ cộng đồng thông qua các sự kiện như ngày mở cửa và thông qua sự tham gia trong các sáng kiến cộng đồng.
- Quản lý khủng hoảng.
5. Phân loại PR
Quan hệ công chúng có thể chia làm 7 loại:
- Quan hệ truyền thông: Thiết lập mối quan hệ tốt với các tổ chức truyền thông và đóng vai trò là nguồn nội dung của họ.
- Quan hệ nhà đầu tư: Xử lý các sự kiện của nhà đầu tư, phát hành báo cáo tài chính và hồ sơ pháp lý các nhà đầu tư, nhà phân tích, truy vấn phương tiện và khiếu nại.
- Quan hệ Chính phủ: Đại diện thương hiệu cho Chính phủ liên quan đến việc thực hiện các chính sách như trách nhiệm xã hội của công ty, cạnh tranh công bằng, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ nhân viên…
- Quan hệ cộng đồng: Xử lý các khía cạnh xã hội của thương hiệu và thiết lập một danh tiếng tích cực trong lĩnh vực xã hội như bảo vệ môi trường, giáo dục,…
- Quan hệ nội bộ: Tư vấn cho nhân viên của tổ chức về các chính sách, hành động, trách nhiệm của tổ chức và trách nhiệm của họ. Hợp tác với họ trong thời gian ra mắt sản phẩm, đặc biệt là các sự kiện.
- Quân hệ khách hàng: Xử lý các mối quan hệ với thị trường mục tiêu và dẫn dắt người tiêu dùng. Tiến hành nghiên cứu thị trường để biết thêm về sở thích, thái độ và ưu tiên của khách hàng. Từ đó tạo ra các chiến lược.
- Truyền thông tiếp thị: Hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị liên quan đến ra mắt sản phẩm, chiến dịch đặc biệt, nhận thức về thương hiệu, hình ảnh và vị trí.
6. Những bước để có được kế hoạch PR hoàn hảo
Bất kể bạn làm một công việc gì cũng vậy, nếu bạn có một kế hoạch cụ thể thì sẽ đem đến hiệu quả cáo hơn rất nhiều. Tạo kế hoạch PR hoàn hảo sẽ giúp bạn đi đúng hướng để tận dụng vị thế thương hiệu và đạt được mục tiêu của mình.
Để tạo ra kế hoạch PR hoàn hảo bạn phải trải qua 7 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu quan hệ công chúng.
- Bất kể làm gì cũng cần phải có mục tiêu nhất định, mục tiên của chiến lược PR phải phù hợp với nhiệm vụ tổng thể của doanh nghiệp.
- Ví dụ: mục tiêu là cải thiện hình ảnh thương hiệu của công ty bạn, sau đó bạn sẽ dựa vào mục tiêu và vạch ra các việc mình cần phải làm để đạt được mục tiêu đó.
Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu.
- Xác định nhóm người bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng.
- Người cần tham gia với doanh nghiệp của bạn.
- Người bạn cần hỗ trợ.
- Người bị ảnh hưởng bởi mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
- Người có thể được hưởng hoặc mất lợi ích từ mối quan hệ của họ với bạn.
Bước 3. Chiến lược cho mọi mục tiêu.
- Hãy xem xét cách bạn sẽ tiếp cận thách thức về cách làm việc hướng đến mục tiêu của bạn.
- Các chiến lược sẽ bao gồm: phương thức giao tiếp, thông điệp truyền đạt và các hoạt động khác có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn.
Bước 4. Xác định chiến thuật.
- Đây là bước để bạn thể hiện được sự thông minh nhạy bén của mình trong việc sử dụng nguồn lực để thực hiện các chiến lược.
- Một chiến thuật PR hợp lý sẽ là vũ khí giúp bạn hoàn thành mục tiêu một cách nhanh chóng.
Bước 5. Thiết lập ngân sách.
- Cần có một ngân sách cụ thể để bạn có thể triển khai, bao gồm chi phí thuê không gian, thời gian của nhân viên, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu,…
- Ngân sách cần được phân bổ sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu và hiệu quả bỏ ra.
Bước 6. Kế hoạch hành động.
- Bao gồm các hoạt động cụ thể theo chiến thuật của bạn được yêu cầu để thực hiện chiến lược.
- Các hoạt động trong phần này của kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng.
Bước 7. Đánh giá
- Tự đánh giá lại xem kế hoạch của mình như vậy có đủ để giúp cho hình ảnh thương hiệu mạnh lên không.
- Hay cân nhắc ý kiến và phản hồi của công chúng vì những điều này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về sự hiệu quả của chiến lược của mình.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Quảng cáo TLP về khái niệm PR cũng như những thứ liên quan đến PR. HY vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về PR và cách làm PR hiệu quả.