Nhãn hiệu là gì? Điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mặt hàng, sản phẩm, hàng hóa,…Vậy làm cách nào để chúng ta biết được nó được gọi là gì? Đơn giản thôi chúng ta có thể nhận biết và gọi tên chúng thông qua Nhãn hiệu của nó. Vậy Nhãn hiệu là gì? Cùng Quảng cáo TLP đi tìm hiểu nhé!

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau.

Là quốc gia phát triển sau nên các nhà lập pháp của Việt Nam đã tổng hợp những kinh nghiệm của đất nước phát triển hơn để đưa ra một định nghĩa khái quát về Nhãn hiệu là:

” Nhãn hiệu (trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với các tổ chức, cá nhân khác.”

Xem thêm:

Thương hiệu là gì? Những điều cần biết về thương hiệu

Tại sao nên xây dựng thương hiệu thông qua thiết kế website?

trademark la gi e1574417265592 - Nhãn hiệu là gì? Điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Ví dụ để giải thích rõ hơn về khái niệm nhãn hiệu:

Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm. Ví dụ:

  • Sản xuất ô tô: Ford, Toyota, Honda, Hyundai,…
  • Sản xuất tivi: LG, Samsung,
  • Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Nokia,…
  • Sản xuất máy tính: HP, Dell, Asus,…

Để phân biệt sản phẩm của các công ty đó, người ta cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm – đó là nhãn hiệu. Mỗi công ty thiết kế nhãn riêng để sử dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng nhận biết sản phẩm đó là của công ty mình.

2. Phân loại nhãn hiệu

Căn cứ vào các yếu tố như tính chất, chức năng chức năng mà pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới đều có thể phân loại nhãn hiệu theo các điểm chung như sau:

Phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ:

  • Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu;
  • Chữ cái, chữ số;
  • Hình vẽ, ảnh chụp;
  • Màu sắc;
  • Sự kết hợp các yếu tố trên;

Phân loại theo mục đích sử dụng:

  • Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa;
  • Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các ngành dịch vụ;

Phân loại theo tính chất:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu có nhiều chủ đồng sở hữu và sử dụng;
  • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhau do cùng 1 chủ sở hữu đăng ký để sử dụng trên các sản phẩm có nhiều phiên bản khác nhau;
  • Nhãn hiệu chứng nhận dùng để chứng nhận về đặc tính của sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, phương pháp sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng,…;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đã có danh tiếng, nhiều người biết đến;

nhan hieu noi tieng vietnam 750x430 e1574415327536 - Nhãn hiệu là gì? Điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

3. Điểm khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Nhiều người cứ lầm tưởng thương hiệu và nhẫn hiệu là một. Nhưng không nó khác nhau hoàn toàn nhé. Một số điểm khác biệt là:

Thứ nhất: Về pháp luật

  • Nhãn hiệu: Ðuợc luật sở hữu trí tuệ bảo hộ, vì đó là vật hữu hình (tên gọi, logo, kiểu chữ..) nên công ty cạnh tranh có thể làm nhái nhãn hiệu.
  • Thương hiệu: Không được pháp luật bảo hộ nhưng là kết quả xây dựng thươg hiệu lâu dài và được người tiêu dùng công nhận.

1 e1574418469509 - Nhãn hiệu là gì? Điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Thứ hai: Về tính sở hữu

  • Nhãn hiệu: Có thể nhìn thấy, sờ và cảm nhận được vì đó chính là sản phẩm – dịch vụ bạn tiêu dùng. Có thể định giá trên sổ sách và mua bán – trao đổi nhãn hiệu.
  • Thương hiệu: Ðó là giá trị vô hình của một công ty, được người tiêu dùng cảm nhận, và đặt lòng tin. Ví dụ như nhắc đến Nokia là nghĩ đến “nồi đồng cối đá”, còn iphone là điện thoại thông minh “sang chảnh”.

2 e1574418498946 - Nhãn hiệu là gì? Điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Thứ ba: Về thời gian

  • Nhãn hiệu: Để sở hữu nhãn hiệu, chỉ cần đăng ký một dấu hiệu nào đó là được công nhận, thời gian chỉ từ một tuần. Vì dễ có được nên nhãn hiệu thường thay đổi theo tác động bên ngoài như xu hướng người tiêu dùng hoặc tác động bên trong như công ty thay đổi chính sách kinh doanh…
  • Thương hiệu: Còn để tạo dựng thương hiệu thì doanh nghiệp cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Có những doanh nghiệp hoạt động lâu năm nhưng vẫn không xây dựng được thương hiệu. Vì khó xây dựng nên thương hiệu có thể tồn tại lâu dài, và ít thay đổi. Ngay cả khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh, thì thương hiệu đó vẫn còn trong lòng người tiêu dùng.

3 e1574418523893 - Nhãn hiệu là gì? Điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Tóm lại, nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…).

Đó là những chia sẻ của Quảng cáo TLP về Nhãn hiệu. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhãn hiệu và đặc biệt là không nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu.

Please follow and like us:
News Reporter
Xin chào! Tôi là Ngô Linh - tác giả bài viết tại website lambienquangcao.org, tất cả các bài viết của tôi đều được nghiên cứu và tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để có thể cungcấp được những thông tin chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X
MENU